Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA những điều này

09/11/2022 Đăng bởi: Ngọc Tạ Quang

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể và gặp nhiều vấn đề vất vả. Những chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vào những tháng cuối thai kỳ sẽ cần lưu ý những điều gì? Giải đáp hoàn toàn những bỡ ngỡ của mẹ ngay dưới bài viết dưới đây! Cùng theo dõi nhé!

 

3 tháng cuối thai kỳ là bao nhiêu tuần

3 tháng cuối thai kỳ còn hay được gọi là Tam Cá Nguyệt 3 rơi vào tuần 25 – tuần 40 của thai kỳ. Tại thời điểm này tuy cơ địa của mỗi người mà sẽ có những thay đổi khác nhau, không ai giống ai.

3 tháng cuối thai kỳ
Từ tuần 25 – tuần 40 là gian đoạn của 3 tháng cuối của thai kỳ

Thời gian này chính là thời gian khá khó khăn của mẹ bởi vì bụng sẽ to rõ rệt, những thay đổi của cơ thể khiến mẹ bị mệt. Nhiều bà mẹ còn cảm thấy bị áp lực vì ngày dự sinh gần kề. Tuy nhiên, mẹ có thể tìm hiểu và ghi chú lại một vài lưu ý để bản thân an tâm hơn nhé!

Mẹ bầu 3 tháng cuối của thai kỳ thay đổi ra sao

Cơ thể của mẹ bầu 3 tháng cuối

Thay đổi về ngoại hình

  • Chắc chắn những thay đổi về ngoại hình là điều không thể phủ nhận được. Mẹ sẽ có những thay đổi về cân nặng, làn da, ngực,… Cân nặng của mẹ bầu 3 tháng cuối có thể tăng 4 kg.
  • Bé cũng phát triển nhiều hơn vì thế phần da bụng sẽ căng hơn và có dấu hiệu bị rạn nứt.
  • Từ tuần thứ 31 là tuyến sữa của mẹ bắt đầu hoạt động, ngực mẹ sẽ to hơn, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho em bé sau khi chào đời.
mẹ bầu 3 tháng cuối
Phần bụng bầu của 3 tháng cuối to ra

Thay đổi về sinh lý

  • Bên cạnh những thay đổi có thể nhìn thấy thì bên trong cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi như: Mẹ bị ợ chua, táo bón, mệt mỏi, đi tiểu nhiều,… Lý do xảy ra những hiện tượng trên là vì bắt đầu từ tuần 29 thì bé bắt đầu quẫy đạp và quay người ngay trong bụng mẹ.
  • Việc đi đứng trở nên khó khăn hơn đối với mẹ vì bụng ngày càng to hơn. Tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng cuối sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, cơ hoành được giải phóng vì em bé bắt đầu di chuyển xuống phần xương chậu.
  • Mẹ thường xuyên có cảm giác khó thở bị hụt hơi, đau nhức nhiều ở vùng xương chậu, thường xuyên bị mất ngủ.
  • Dấu hiệu chuyển dạ của bà bầu 3 tháng cuối là cơn gò chuyển dạ xuất hiện và không có dấu hiệu biến mất, càng ngày càng đau hơn.

Sự phát triển của thai nhi ở ba tháng cuối thai kỳ

Thai kỳ 3 tháng cuối, em bé vẫn tiếp tục phát triển hoàn thiện cơ thể. Khi bé chào đời có thể nặng từ 2,5 – 4kg và cao khoảng 48 – 53cm.

Quá trình hoàn thiện cơ thể như sau: ở tuần thứ 32 xương của bé dần hoàn thiện. Các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phối và bộ não. Các cơ quan khác gần như đã hoàn thiện, bé có thể mút tay, nhìn và nghe thấy những gì ba mẹ nói.

thai kỳ 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối cơ thể của em bé đã dần hoàn thiện

Bắt đầu tuần thứ 36 thì bé di chuyển đầu xuống phần xương chậu và giữ cơ thể trong tư thế này 2 tuần trước khi chào đời. Và cũng bắt đầu từ tuần 36 thì các nét mặt trên gương mặt của bé cũng rõ nét hơn.

Tuần thứ 37 – 39, đây là thời gian cần thiết để các chức năng của bé phát triển hoàn thiện các cấu tạo về da, sẵn sàng chào đời.

Những điều cần mẹ bầu cần làm

Chế độ dinh dưỡng

Điều mẹ cần quan tâm trong 3 tháng cuối sẽ bao gồm nhiều vấn đề và không thể không kể đến chế độ ăn uống. Những món mẹ cần bổ sung và ăn trong thời gian 3 tháng cuối bao gồm những chất dinh dưỡng nào? 

Thời gian này thai nhi cần hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ cần chú trọng đến thực phẩm ăn uống hằng ngày. Giúp bé phát triển, nhanh chóng hoàn thiện các bộ phận trước khi ra đời. Bên cạnh đó chế đội dinh dưỡng hợp lý cũng giúp mẹ bớt mệt mỏi, khỏe mạnh hơn.

thực đơn bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin, chất khoáng, sữa và thực phẩm từ sữa. Cụ thể:

  • Thực phẩm giàu protein: Trứng gà, cá hồi, khoai lang, quả óc chó,… Ngoài Protein còn chứa các chất cần thiết cho bé như: Omega – 3, DHA, choline,… giúp hoàn thiện não bộ và lớp mỡ ngoài da cho bé.
  • Trái cây bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn đu đủ, dâu, bơ, táo và ổi: Đây hoàn toàn là những loại trái cây quen thuộc, không khó kiếm, bổ sung cho mẹ và bé những dưỡng chất cần thiết như: omega – 3, axit béo, sắt, các loại vitamin, sắt, axit folic,…
  • Sữa và thực phẩm từ sữa bổ sung canxi cho mẹ

Thực đơn gợi ý cho bà bầu 3 tháng cuối có thể gồm những món như sau: 

  • Bữa sáng: Cháo gà – sữa hạt.
  • Bữa phụ sáng: khoai lang sấy, sữa chua.
  • Bữa trưa: Cơm – bông cải xanh xào thịt bò – canh bí đỏ nấu sườn non – đậu phụ hấp.
  • Bữa phụ trưa: Súp cua, táo.
  • Bữa tối: Cơm – canh rau biển nấu sườn – rau lang luộc – mực chiên mắm.
  • Bữa phụ tối: sữa, bánh mì.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với mẹ bầu 3 tháng cuối. Thời gian này mẹ và bé cần hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn gấp 2 lần những tháng trước đó. Vậy nên mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc cơ thể. Tuy nhiên mẹ phải biết cân bằng các dưỡng chất cần bổ sung, không quá nhiều cũng không quá ít

Chế độ sinh hoạt

yoga cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ nên có chế độ sinh hoạt và luyện tập hợp lý

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì mẹ nên chú ý đến quá trình sinh hoạt của bản thân. 

  • Không nên cử động mạnh, luyện tập yoga tư thế dễ và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến bé trong bụng. 
  • Không tắm nước quá nóng: Nhiều mẹ nghĩ rằng việc tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên nếu ngâm cơ thể trong nước nóng lâu thì nhiệt độ bên trong cơ thể sẽ thay đổi và gây nguy hiểm cho bé. Tình trạng có hại nhất là dẫn đến sinh non.
  • Mang vác những vật nặng: Mẹ cần sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình không nên mang vác vật nặng.
  • Không ăn quá nhiều: Mặc dù cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là cần thiết nhưng mẹ không nên bổ sung quá nhiều sẽ gây không tốt cho tiêu hóa và em bé. Cũng có thể dẫn đến sinh non. Tránh ăn Dứa.
  • Không đi giày cao gót nhọt: áp lực từ em bé trong bụng cộng thêm sưng phù: Bạn không nên mang giày cao gót trong quá trình mang.
  • Không thân mật vợ chồng: Gây khó chịu cho mẹ bầu, gây ra các biến chứng cho em bé trong bụng, bố mẹ cần hết sức thận trọng và kiêng cử quan hệ tình dục.
  • Không nằm ngửa khi ngủ, tư thế nằm ngửa sẽ gây chèn ép, cản trở lưu thông máu , khiến máu không đi đến bàu thai nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thăm khám thường xuyên

Việc thăm khám thường xuyên khi mang thai cần thực hiện đều đặn qua chỉ định của bác sĩ chứ không phải đến 3 tháng cuối mới bắt đầu. Tuy nhiên giai đoạn này bố mẹ cần chú ý nhiều hơn, bởi vì bé trong bụng mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Bé ở trong bụng bạn hằng ngày nhưng bạn không thể nhìn thấy những khó khăn mà bé gặp phải.

ba tháng cuối thai kỳ
Nên thăm khám thường xuyên để biết sự phát triển của bé

Cần khám thai kỳ và tham khảo các ý kiến của bác sĩ về tình trạng của bé để có những giải pháp phù hợp: cung cấp chất dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt làm ảnh hưởng xấu đến bé.

Mẹ bầu nên chú ý đến 10 mốc khám thai bà bầu: 

  • Khám thai lần đầu tiên khoảng tuần thứ 5 – 8
  • Lần hai từ tuần 11- tuần 13
  • Lần 3: tuần 16-22
  • Lần 4: trong khoảng thời gian từ tuần 22-28
  • Lần 5: từ tuần 28-32
  • Lần 6: từ tuần 32-34
  • Lần 7: từ tuần 34-36
  • Lần 8, 9 10 từ tuần 36 đến tuần 39

Những điều nên chuẩn bị trước

Tìm hiểu về kiến thức vượt cạn

Lần đầu làm mẹ hay lần thứ 2,3,4 thì mỗi bà mẹ đều có những nỗi niềm riêng. Vượt cạn là hành trình sinh nở đầy đau đớn và khó khăn. Sau khi vượt qua được quá trình này, thành quả mà bạn có được sẽ là em bé sơ sinh vô cùng dễ thương. Với những mẹ lần đầu sinh con sẽ mất từ 6-12 tiếng để đón được em bé chào đời.

mang thai 3 tháng cuối
Mẹ nên dành thời gian tìm hiểu kiến thức vượt cạn

Có nhiều cách sinh em bé. Với những mẹ xác định đẻ mổ thì sẽ dựa vào bác sĩ. Những bà mẹ dùng phương pháp đẻ thường thì phụ thuộc vào cơ thể và sức chịu đựng của mẹ. Nếu cảm thấy không khả thi bác sĩ sẽ tiến hành mổ để lấy em bé ra ngoài.

Chuẩn bị đồ cần thiết cho cả mẹ và bé

Đối với các mẹ mới mang bầu lần đầu tiên nên tham khảo các dụng cụ cần thiết cho mẹ và bé ở bệnh viện. Bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt để tránh việc em bé đòi ra ngoài sớm, nên chuẩn bị 2 tuần trước khi sinh. Những vật dụng cần thiết cho bà bầu 3 tháng cuối cần chuẩn bị:

  • Đối với em bé: quần áo, áo choàng, mũ, bỉm, các vật dụng khác nếu mẹ cảm thấy cần thiết đối với tình trạng của em bé.
  • Đối với mẹ: Sau khi sinh cơ thể mẹ còn yếu nên rất cần nhiều vật dụng hỗ trợ mẹ trong quá trình hồi phục: Áo choàng, pijama, quần áo mặc ở nhà, miếng lót, băng vệ sinh, bỉm cỡ lớn, băng vệ sinh cỡ lớn (mềm mại dễ chịu cho da của mẹ), bông sạch, áo lót cho con bú, khăn, dụng cụ rửa mặt vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm chăm sóc da cơ bản, cố, bát đĩa, túi đựng rác, ống hút, khăn xô,…. Tùy vào tình trạng của bản thân mẹ có thể thay đổi các đồ dùng dụng cụ này.
đồ dùng cho bé sơ sinh
Mẹ nên chuẩn bị trước khăn gối dành cho bé

Học cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Trước khi có em bé cả bố và mẹ nên xem những video thực tế về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Cách bố mẹ có thể học nhanh nhất là mua búp bê cỡ lớn và chăm sóc búp bê theo các video dạy chăm sóc trẻ sơ sinh ở các trang web uy tín. Hoặc bố mẹ cũng có thể học hỏi từ các bà các chị đã sinh em bé. Cách này vừa gần với thực tiễn lại vừa dễ học.

Khi học được cách chăm sóc trẻ sơ sinh sớm bố mẹ sẽ không bị bỡ ngỡ khi bé chào đời, tránh gây tổn thương khó chịu đến cơ thể của bé.

Những điều mẹ bầu 3 tháng cuối nên tránh

Bên cạnh những vấn đề nên làm thì mẹ phải tránh những điều sau: 

  • Thực phẩm không ăn trong giai đoạn 3 tháng cuối: dứa, rau ngót, hải sản, đồ có cồn, đồ ăn sống, 
  • Chú ý đến tâm lý. Nếu mẹ lo lắng hồi hộp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và em bé trong bụng phát triển không tốt. Mẹ nên tìm những phương pháp giúp mình thoải mái như nghe nhạc nhẹ, thở đều,…
  • Tránh hoạt động mạnh, không mang vác những vật dụng nặng
  • Không lái xe gắn máy: khó giữ thăng bằng vì bụng to
  • Không mặc quần lót sáng màu: mẹ sẽ khó theo dõi được dịch tiết âm đạo trong những ngày gần sinh
  • Không ăn mặn

Bà bầu 3 tháng cuối và những chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý vừa được đề cập đến trong bài viết. Mẹ nên tuân theo các chế độ sinh hoạt, ăn uống và theo dõi tình hình thai kỳ theo lời khuyên của bác sĩ. Chúc mẹ mau chóng đón được em bé của mình chào đời.

 

 

THS.DS MINH PHƯƠNG
Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Minh Phương tốt nghiệp trường Đại Học Dược Hà Nội. Hiện tại đang là Cố Vấn Chuyên Môn tại Dược Khoa Sài Gòn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn sức khỏe sẽ là hành trang hữu ích nhằm mang đến những kiến thức sức khỏe dành cho các độc giả.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: